6 sai lầm kinh điển của bố mẹ khiến trẻ thấp lùn
Nhiều bậc phụ huynh luôn muốn con cao vượt trội nhưng lại chưa hiểu đúng hoặc có nhiều sai lầm trong cách chăm sóc khiến trẻ khó tăng chiều cao. Hãy xem những sai lầm phổ biến dưới đây và điều chỉnh bố mẹ nhé!
1. Chiều cao là do gen, làm sao thay đổi được?
Nhiều phụ huynh cho rằng “bố mẹ lùn thì con không thể cao được” hoặc “bố mẹ cao kiểu gì con cũng cao”. Đúng là chiều cao chịu sự chi phối của gen di truyền, với người châu Á, gen ảnh hưởng 60% tới chiều cao. Tuy nhiên, điều chúng ta cần nhớ là gen chỉ quy định “chiều cao tiềm năng” của một người, để 60% này phát huy được sức ảnh hưởng lên chiều cao cần phải có sự tác động hỗ trợ của 40% còn lại (đó là dinh dưỡng, vận động, giấc ngủ, môi trường sống).
Cho nên, bố mẹ lùn con vẫn hoàn toàn cao chuẩn nếu biết chăm sóc đúng cách và khoa học, phát huy tối đa ưu thế từ gen. Ngược lại, với bố mẹ có chiều cao tốt, đừng chủ quan nghĩ rằng không cần làm gì con vẫn sẽ cao. Nếu không được chăm sóc tốt, trẻ khó lòng đạt chiều cao như mong đợi.
Chiều cao do gen quy định có khoảng dao động từ cận dưới đến cận trên lên tới 17cm
2. Lười vận động
Theo Quỹ dân số Liên hợp Quốc (UNFPA), Việt Nam là một trong 10 nước lười vận động nhất thế giới. Không ít bố mẹ cho con sử dụng các thiết bị điện tử (tivi, smartphone, iPad…) quá sớm và quá nhiều trong ngày càng khiến trẻ lười vận động, ảnh hưởng tới tăng trưởng chiều cao.
Bởi khi trẻ vận động, chơi thể thao, các mô xương sẽ phát triển nhanh hơn, thúc đẩy quá trình khoáng hóa xương, kích thích sụn khớp phát triển, giúp xương dài ra.
Ngoài ra, việc trẻ tăng cường vận động còn kích thích hormone tăng trưởng hoạt động tốt hơn, tăng cường lưu thông máu và các quá trình chuyển hóa, trao đổi chất trong cơ thể giúp trẻ khỏe mạnh.\
Trẻ quá mê các thiết bị điện tử càng lười vận động
3. Thường xuyên cho trẻ đi ngủ muộn
Nhiều gia đình Việt có thói quen cho trẻ đi ngủ muộn mà không biết rằng ở giấc ngủ đêm, lượng hormone tăng trưởng GH được tiết ra nhiều hơn gấp 4 lần so với lúc thức, đặc biệt là trong khoảng thời gian từ 10h đêm – 3h sáng.
Vì thế, để không bỏ lỡ quãng thời gian tăng tiết của hormone tăng trưởng giúp con phát triển tốt cả về chiều cao và cân nặng, bố mẹ nên cho trẻ đi ngủ sớm trước 10h đêm và dậy sau 6h sáng. Ở mỗi độ tuổi, thời gian ngủ cần thiết trong ngày của trẻ khác nhau, bố mẹ cần lưu ý cho con ngủ sớm và đủ giấc.
4. Dinh dưỡng thiếu cân đối
Không ít trẻ có chế độ ăn chưa đa dạng, ăn lệch một món hoặc nhóm thực phẩm. Chẳng hạn một số mẹ cho con ăn rất nhiều thịt mà xem nhẹ rau xanh vì nghĩ ăn nhiều thịt mới tốt. Một số mẹ không quan tâm con ăn gì, chỉ cần con uống thật nhiều sữa vì nghĩ chỉ cần như thế là con sẽ cao. Nhưng trẻ cần chế độ dinh dưỡng đa dạng và phong phú, đảm bảo đủ các nhóm chất (tinh bột, chất đạm, chất béo, các vitamin và khoáng chất).
Thêm nữa, một số bố mẹ chỉ tập trung chăm sóc trẻ tốt trong một giai đoạn nhất định chứ không tập trung đều trong suốt quá trình trưởng thành của trẻ, do đó trẻ không được cân đối dinh dưỡng, bổ sung các vi chất thiết yếu, không được vận động, ngủ nghỉ… phù hợp ở từng độ tuổi khác nhau.
5. Chỉ chăm chăm canxi, lơ là vai trò của vitamin D3
Canxi là khoáng chất trực tiếp tham gia cấu tạo bộ xương. Việc trẻ nhận đủ lượng canxi cần thiết là điều kiện để giúp xương chắc khỏe và dài ra. Song có một thực tế là rất nhiều phụ huynh đang chỉ chăm chăm bổ sung canxi vì nghĩ để tăng chiều cao chỉ cần canxi là đủ mà quên mất điều cốt lõi: canxi muốn hấp thu vào cơ thể cần phải có vitamin D3. Vitamin D3 quyết định đến 90% khả năng hấp thu canxi từ ruột vào máu, điều hòa nồng độ canxi trong máu ở mức ổn định.
Mặt khác, vitamin D3 còn thúc đẩy sự hoạt động của hormone tăng trưởng IGF-1 (Insulin-like growth factor 1) giúp kích thích các yếu tố tăng trưởng hoạt động mạnh nhất cả về cân nặng lẫn chiều cao.
Nhiều công trình nghiên cứu thực nghiệm cho thấy, việc bổ sung từ 400 – 800 IU vitamin D3/ngày kết hợp chế độ dinh dưỡng giàu canxi giúp trẻ tăng thêm 2cm/năm so với trẻ không bổ sung, bên cạnh mức tăng trung bình.
Vai trò của vitamin D3 và K2 trong quá trình hấp thu và chuyển hóa canxi
Tuy nhiên, theo các thống kê mới nhất, tỉ lệ thiếu vitamin D3 ở trẻ em Việt Nam hiện chiếm con số rất cao, trên 50%. Đặc biệt là vào thời điểm mùa đông ít nắng tình trạng thiếu vitamin D3 ở trẻ càng trở nên nghiêm trọng, ảnh hưởng đến quá trình phát triển của trẻ.
6. Lãng quên vai trò của vitamin K2
Vitamin K2 đóng vai trò trung tâm trong quá trình chuyển hóa canxi, giúp cơ thể sử dụng canxi hiệu quả nhất. Canxi sau khi được vitamin D3 hỗ trợ hấp thu từ ruột vào máu muốn đến đúng đích tại xương cần phải có vitamin K2.
Vitamin K2 kích hoạt protein Osteocalcin gắn canxi hiệu quả vào xương, kích hoạt Matrix GLA Protein (MGP) kiểm soát canxi không bị lạc chỗ, lắng đọng trong các mạch máu. Nếu thiếu vitamin K2, canxi sẽ không thể phát huy vai trò của nó tại xương. Thậm chí, nếu bố mẹ bổ sung quá nhiều canxi mà thiếu vitamin D3 và vitamin K2 sẽ dẫn đến tình trạng dư thừa khiến trẻ táo bón, buồn nôn, biếng ăn… gây ra tình trạng còi cọc, chậm lớn. Quan trọng là vậy nhưng vitamin K2 đang bị xem nhẹ và chưa được bổ sung đúng, đủ để giúp trẻ tăng trưởng chiều cao tốt nhất.