oại cỏ mọc dại rất nhiều ở Việt Nam hiện được nhiều người sử dụng làm thực phẩm nhưng ít ai biết nó còn có tác dụng làm thuốc tốt cho cơ thể.
-
Loại rau rẻ tiền dưỡng da, bổ huyết, phụ nữ sau 30 tuổi ăn nhiều da mặt hồng hào, rạng rỡ
-
Loại rau là "vua nuôi dưỡng dạ dày", ăn nhiều bụng khỏe, xương tốt, còn dưỡng nhan
-
3 loại rau quả ăn nhiều sáng mắt, nuôi dưỡng gan, bảo vệ dạ dày, giải nhiệt, tinh thần sảng khoái
Loại rau mọc dại rất nhiều ở Việt Nam hiện được nhiều người sử dụng làm thực phẩm nhưng ít ai biết nó còn có tác dụng làm thuốc tốt cho cơ thể.
Tại Việt Nam, cây xuyến chi xuất hiện ở nhiều nơi, ít khi được gieo trồng mà đa số mọc hoang ở bãi đất trống, ven đường, bờ bụi…
Trước đây, xuyến chi thường không được ngó ngàng nhưng hiện nay nhiều người dùng ăn như một loại rau, thậm chí còn là rau đặc sản vì có mùi, vị khá đặc trưng.
Lương y đa khoa Vũ Quốc Trung (Hội Đông y Việt Nam) cho biết, không chỉ có thể làm thực phẩm, xuyến chi còn dùng để chữa bệnh, tất cả các bộ phận từ thân, quả, lá đều có tác dụng với sức khỏe.
Trong y học cổ truyền, cây xuyến chi có vị đắng, nhạt, hơi cay và tính mát nên có tác dụng tốt trong việc thanh nhiệt cho cơ thể, giải độc, sát trùng các vết thương, chống viêm.
oại rau này có thể sử dụng riêng lẻ để trị bệnh như chữa đau nhức do phong thấp hoặc kết hợp đơn kim với các loại thuốc khác để chữa một số chứng bệnh như viêm họng do lạnh, cam tích ở trẻ nhỏ, dị ứng thời tiết, đau răng, đau lưng do gắng sức...
Thực tế, trong cuộc sống hàng ngày, khi bị côn trùng đốt (cắn) người dân vẫn lưu truyền bài thuốc vò hoặc giã nát cây xuyến chi rồi đắp lên vết thương, do loại cây này có tính kháng viêm cao.
Ngoài ra, tinh dầu trong lá cây xuyến chi là một hợp chất chống oxy hóa mạnh có tác dụng kháng khuẩn, kháng nấm.
Ông Trung cho biết, có thể dùng tất cả các bộ phận của cây xuyến chi để làm thuốc chữa hoặc hỗ trợ điều trị một số bệnh.
Tham khảo một số cách chữa bệnh từ loại rau dại này
- Chữa viêm họng: Lấy 15 gam xuyến chi, 15 gam sài đất, 15 gam kim ngân hoa, 15 gam cam thảo đất, 15 gam lá hung chanh đem sắc lấy nước uống hàng ngày sau mỗi bữa ăn 20 phút. Mỗi ngày nên uống 2 lần khi còn ấm.
- Chữa bệnh về tiêu hóa: Cắt lấy cả cây xuyến chi rồi cắt ra từng khúc ngắn, sau đó đem phơi khô và sắc lấy nước uống hằng ngày sẽ chữa trị được một số bệnh tiêu hóa như tiêu chảy, kiết lỵ…
- Chữa bệnh đau lưng do hoạt động quá sức: Dùng 150 gam xuyến chi cùng với 250 gam đại táo sắc với 1 lít nước. Đến khi nước cạn còn 500ml thì chắt ra chia đều thành 3 lần uống. Để người bệnh dễ uống hơn có thể cho thêm mật ong.
- Chữa ngứa do dị ứng: Đem 200 gam xuyến chi đun sôi với 1 hoặc 5 lít nước để tắm. Trong quá trình tắm dùng bã cây chà xát lên người để hiệu quả hơn. Tắm thường xuyên từ 3 đến 5 ngày sẽ giúp bệnh mau khỏi hơn.
- Giảm đau răng, viêm lợi: Ngâm 15 gam hoa xuyến chi với 200 ml rượu trong vòng 1 tuần, sau đó lấy ra ngậm để điều trị bệnh.
Ông Trung lưu ý, cây xuyến chi thường mọc ở những nơi nhiều khói bụi như nhà máy, khu công nghiệp... nên trước khi dùng dù với mục đích làm thực phẩm hay thuốc cũng cần rửa thật sạch sẽ để loại bỏ những bụi bặm bám trên cây.
Ngoài ra, phụ nữ mang thai, người dị ứng với hoa xuyến chi cũng không sử dụng. Khi dùng làm thuốc, để đảm bảo an toàn, tốt nhất nên tham khảo ý khiến của người có chuyên trước khi sử dụng.
Lê Phương (Tri thức và cuộc sống)