Thông thường, khi trẻ bị cảm, ba mẹ thường nhanh chóng tìm đến sự tư vấn của bác sỹ hay dược sỹ nhà thuốc. Tuy nhiên, các thuốc điều trị cảm thường không an toàn cho trẻ dưới 2 tuổi. Vì vậy, cha mẹ cùng lưu lại cách trị cảm cho trẻ thông qua nội dung bài viết dưới đây các mẹ nhé:

Thay đổi thời tiết thất thường – trẻ dễ bị cảm

Với thời tiết thay đổi thất thường của Việt Nam, việc trẻ sơ sinh bị cảm là điều vô cùng phổ biến. Trong đó, 2 loại cảm thường gặp là cảm lạnh và cảm cúm.
Cảm cúm – tên gọi tiếng Anh là Influenza hay Flu theo WebMD – trang web chăm sóc sức khỏe hàng đầu của Mỹ  là một bệnh truyền nhiễm cấp tính lây truyền qua đường hô hấp, gây ra bởi virus cúm. Bệnh thường do hai chủng virus cúm A, B gây ra.
Còn cảm lạnh do một nhóm các triệu chứng gây ra bởi nhiều loại virus khác nhau. Trong đó Rhinovirus chiếm phần lớn, riêng virus này lại có tới hơn 100 chủng khác nhau.
Trẻ sơ sinh có thể bị cảm vào bất kỳ thời điểm nào trong năm. Nhưng thời điểm dễ mắc phải cảm hơn cả là khi trời trở lạnh.
Nếu để bệnh kéo dài, cảm có thể biến chứng thành rất nhiều bệnh nguy hiểm khác.

Nguyên nhân nào khiến trẻ bị cảm

Thực chất bệnh cảm là do virus gây ra, vì thế cảm dễ lây lan qua tiếp xúc hoặc hít thở. Đặc biệt, trẻ nhỏ rất dễ bị lây bệnh cảm khi đã ở gần người có triệu chứng ho hoặc chảy nước mũi.
Những người bị cảm có thể lây bệnh sang trẻ trong khoảng từ 1 – 2 ngày. Trước khi họ xuất hiện các triệu chứng của bệnh và kéo dài đến 5 – 7 ngày sau đó. Nếu trẻ bị nhiễm bệnh bởi virus cảm trên người trẻ em khác thì thời gian bệnh có thể lây lan dài hơn.

Những triệu chứng thường gặp của bệnh cảm

Cảm cúm

Những triệu chứng phổ biến thường gặp khi bị cảm ở trẻ bao gồm:
  • Trẻ sốt hơn 38.5°C không rõ nguyên nhân
  • Trẻ bị run, lạnh người; ho khan
  • Chảy nước mũi, nghẹt mũi; mệt mỏi, quấy khóc, không chịu ăn, ngủ; trẻ sốt
  • Ho có thể kéo dài hơn 2 tuần; đau vùng tai, nặng ở mặt và đầu; hay trẻ bị nôn ói hay tiêu chảy,…
Những triệu chứng nghiêm trọng hơn các mẹ cần lưu tâm:
  • Trẻ bị khó thở, thở dốc
  • Da tự nhiên xanh, tím tái
  • Trẻ bị mất nước nghiêm trọng do không uống đủ nước khiến trẻ tiểu ít, són tiểu, nước tiểu có màu vàng sẫm
  • Trẻ bị ói liên tục
  • Trẻ hôn mê
Trong trường hợp này, cần đưa trẻ đến bệnh viện gần nhất để có biện pháp xử lí kịp thời.

Cảm lạnh

Khi bị cảm lạnh, trẻ thường có biểu hiện như: sốt nhẹ; ho khan; ngạt mũi, sổ mũi, chảy nước mũi; hắt hơi liên tục;…
Những triệu chứng nghiêm trọng hơn các mẹ cần lưu tâm:
  • Trẻ bắt đầu bị sốt cao hơn
  • Trẻ bị sốt cao kéo dài không giảm
  • Biến chứng thành dị ứng hoặc nhiễm trùng do vi khuẩn như viêm xoang hay đau rát cổ họng. Ho dai dẳng cũng có thể dẫn đến bệnh suyễn hoặc viêm phế quản.

Cách trị cảm cho trẻ hiệu quả được chuyên gia Nhi khuyên dùng:

Cảm cúm và cảm lạnh không thể điều trị bằng kháng sinh, vì kháng sinh có tác dụng diệt khuẩn nên chỉ được dùng cho các bệnh lý nhiễm khuẩn đường hô hấp như: viêm họng, viêm xoang… Do đó, để giảm nhanh triệu chứng cảm ở trẻ, mẹ có thể áp dụng những cách sau đây:

Cách trị cảm cho trẻ bằng bài thuốc dân gian:

Dân gian có nhiều bài thuốc chữa cảm khá phổ biến, hiệu quả và đặc biệt an toàn, không gây ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ:

Lá kinh giới / hoặc tía tô:

Theo y học cổ truyền, lá kinh giới hay tía tô có tính ấm, vị cay, chữa cảm cúm hay cảm lạnh khá hiệu quả nên được ông bà sử dụng như 1 phương pháp chữa cảm hiệu quả.
Cách làm:
Đối với trẻ nhỏ,  mẹ có thể giã nát lá kinh giới đem trộn với ít đường phèn ( có thể thay thế bằng mật ong nếu trẻ lớn hơn 2 tuổi ) hấp nóng rồi cho bé uống. Tinh dầu kinh giới sẽ giúp thông mũi, dịu họng và giảm nhanh các triệu chứng hắt hơi, sổ mũi ở trẻ.

Mật ong:

Mật ong được khuyến cáo là không nên sử dụng cho trẻ dưới 2 tuổi, do đó, cách trị cảm này chỉ sử dụng với trẻ lớn hơn:
Một trang web sức khỏe Healthfully đưa tin, mật ong có hiệu quả dường như tương tự một thành phần ức chế ho dextromethorphan ( thuốc giảm ho Tây y hiệu quả được nhiều người khuyên dùng ).
Với cách làm này, mẹ có thể cho bé sử dụng 1/2 – 1 muỗng cà phê mật ong ấm nóng. Hoặc vắt thêm chút chanh để bổ sung thêm vitamin C – tăng cường sức đề kháng cho trẻ.
Mẹ lưu ý bảo quản mật ong ở nhiệt độ phòng thoáng mát hoặc lưu trữ trong tủ lạnh. Khi dùng, có thể làm ấm bằng lò vi sóng hoặc hấp cách thủy.

Nước gừng ấm

Gừng có tác dụng làm ấm cơ thể, hồi dương, thông kinh mạch nên thường được dùng chữa cảm, chân tay lạnh, buồn nôn, ho…Với trẻ nhỏ, thay vì sử dụng kháng sinh, bạn có thể sử dụng ngay trà gừng tươi để trị cảm cúm cho trẻ giao mùa.
Cách làm:
Trước hết mẹ phải thái gừng thành từng lát mỏng rồi cho nước vào đun sôi, thêm đường và mật ong và cho bé uống khi còn nóng. Mỗi ngày nên cho trẻ uống 2 – 3 lần hay ngay khi trẻ có dấu hiệu chớm cảm, tính ấm của gừng sẽ nhanh chóng làm dịu cơn ho, cảm cúm cho bé yêu.

Thuốc

Trẻ sơ sinh rất nhạy cảm nên các mẹ cần chú ý thành phần và liều lượng của thuốc trước khi cho bé uống. Dưới đây là các loại thuốc làm giảm triệu chứng cảm lạnh và cảm cúm.

Giảm đau hạ sốt – Paracetamol

Đây là loại thuốc được sử dụng phổ biến để giảm sốt hiệu quả. Liều lượng dùng Paracetamol tùy thuộc vào cân nặng của bé, khoảng 10 – 15 mg/kg. Tối đa là 60 mg/kg mỗi ngày.
Tuy nhiên, cha mẹ không nên lạm dụng Paracetamol để giảm sốt nhanh chóng cho trẻ. Việc sử dụng quá liều Paracetamol sẽ dẫn đến ngộ độc gan. Bé sẽ buồn nôn, nôn hoặc khó chịu trong bụng.

Thuốc kháng Histamin

Thuốc kháng Histamin tác dụng chính đó là làm khô dịch mũi, giảm kích ứng.
Một số loại thuốc kháng sinh Histamin được sử dụng phổ biến: Loratidine, Fexofenadine, Desloratidine, Cetirizine..

Thuốc long đờm:

Nếu khi bị cảm, trẻ bị ho có đờm, cha mẹ có thể sử dụng thuốc long đờm. Các thuốc này có tác dụng long đờm, làm loãng dịch nhày để giúp dịch nhày dễ tống ra ngoài theo phản xạ ho.
Một số loại thuốc thường được sử dụng để long đờm cho trẻ sơ sinh: Acetyl cystein, Bromhexine

Thuốc giảm triệu chứng ho

Ho quá nhiều sẽ khiến trẻ sơ sinh mệt. Nên cha mẹ nên sử dụng thuốc giảm ho giúp giảm triệu chứng ho cho bé.
Một số loại thuốc được sử dụng cho trẻ là: Dextromethorphan…

Mẹo hay trị cảm cho trẻ

Ngoài việc dùng thuốc điều trị, khâu chăm sóc trẻ tại nhà đúng cách và đúng lúc cũng rất quan trọng. Cách trị cảm cúm cho trẻ sơ sinh tại nhà bao gồm:
  • Cho bé uống đủ nước
Uống nhiều nước để tránh tình trạng mất nước ở trẻ, đồng thời làm loãng dịch nhày ở mũi – họng, giúp trẻ dễ tống đờm ra ngoài và dễ thở hơn. Với trẻ hơn 6 tháng tuổi, mẹ đã có thể cho trẻ uống nước trắng bình thường.
  • Để bé nghỉ ngơi nhiều:
Các chuyên gia Nhi cho rằng, căng thẳng làm bệnh tình của trẻ trở nên trầm trọng hơn. Do đó, mẹ nên chuẩn bị cho bé 1 nơi thật thoải mái, cho bé xem tivi, video hoạt hình yêu thích nhiều hơn bình thường.
  • Làm ẩm không khí xung quanh
Không khí ẩm là môi trường hoàn hảo để nới lỏng các chất nhầy, giúp bé hít thở dễ dàng hơn. Mẹ có thể cho bé tắm nước ấm để giúp bé thêm thư giãn.
  • Dùng dung dịch nước muối sinh lí 0.9% rửa mũi cho trẻ:
Trẻ em còn quá bé để tự hỉ mũi nên sự giúp đỡ của mẹ là rất cần thiết. Mẹ có thể dùng bình rửa mũi, làm ấm và rửa mũi cho bé. Thao tác này sẽ giúp tống hết dịch nhày hoặc đờm ở mũi ra ngoài, làm thông thoáng và giúp trẻ dễ thở hơn.
Ngoài ra nên chú ý:
  • Rửa tay sạch sẽ trước, trong và sau khi tiếp xúc với trẻ.
  • Hạn chế cho bé tiếp xúc với người khác để tránh lây nhiễm bệnh.
  • Mặc quần áo cho bé theo từng lớp để dễ dàng điều chỉnh khi trẻ nóng lạnh thất thường.

Khi nào cần đưa trẻ đi thăm khám

Đối với trẻ dưới 3 tháng tuổi, tốt nhất nên cho con đi gặp bác sỹ khi bé có những dấu hiệu cảm cúm đầu tiên thông thường.
Đối với trẻ trên 3 tháng, cảm lạnh hay cảm cúm là bệnh lí gặp phải thường xuyên nhưng cha mẹ cần phát hiện kịp thời và theo dõi diễn biến của bệnh để tìm phương pháp điều trị hiệu quả. Nếu trẻ bị cảm kéo dài quá 3 ngày, nên đưa bé đi thăm khám bác sỹ kịp thời.
  • Trẻ sốt cao trên 38*5
  • Sốt trên 38* liên tục trên 3 ngày
  • Ho hơn 1 tuần không khỏi
  • Nước mũi đặc, có màu bất thường ( xanh, vàng… ) kéo dài liên tục

Cách phòng tránh cảm cúm ở trẻ sơ sinh

  • Tiêm phòng cúm giúp trẻ có sức đề kháng tốt hơn.
  • Thường xuyên vệ sinh sạch sẽ cho trẻ.
  • Tích cực bổ sung Vitamin C để phòng chống cảm cúm cho trẻ.
  • Thường xuyên kiểm tra sự thay đổi nhiệt độ cơ thể của trẻ.
Trên đây là cách trị cảm cho trẻ an toàn mà các mẹ có thể yên tâm sử dụng cho bé yêu. Tuy nhiên, trong trường hợp cảm cúm ở bé yêu lâu ngày không khỏi hay quá nặng, các mẹ nên đưa trẻ đến cơ sở y tế tin cậy để được thăm khám, điều trị kịp thời và phòng tránh biến chứng nặng nề có thể xảy đến.
 
  • Nguồn tham khảo:
https://www.medicalnewstoday.com/articles/15107.php
https://www.cdc.gov/flu/consumer/symptoms.htm
https://www.webmd.com/cold-and-flu/coping-with-flu#1