Kỳ lạ người đàn ông không uống cũng say vì ruột tự sinh ra rượu
Đây là hội chứng tự sinh rượu ABS không uống cũng say nấm men.
Sự kiện:Bệnh lạ hiếm gặp
Hội chứng tự sinh rượu – các vi khuẩn trong ruột chuyển hóa carbohydrate thành rượu. Tranh: October.
Người đàn ông 46 tuổi được chẩn đoán mắc hội chứng tự sinh rượu (ABS) – các vi khuẩn trong ruột chuyển hóa carbohydrate thành rượu. Tình trạng này xuất hiện khi người bệnh uống nước giải khát, ăn thức ăn nhiều đường hoặc carbohydrate (đường, tinh bột, chất xơ có trong trái cây, ngũ cốc, rau quả, các sản phẩm từ sữa).
Bệnh nhân không thể hoạt động bình thường, và tình trạng say rượu thường xuất hiện sau bữa ăn, bác sĩ Fahad Malik cho biết.
Triệu chứng của người đàn ông Mỹ bắt đầu xuất hiện năm 2011 sau khi ông dùng thuốc kháng sinh để điều trị chấn thương ngón tay cái. Thuốc kháng sinh dường như đã làm thay đổi hệ vi sinh đường ruột của ông này.
“Không ai tin ông ấy” khi ông ấy khẳng định mình không uống rượu, bác sĩ Malik nói. Mỗi khi chuyếnh choáng hơi men, bệnh nhân có lối hành xử hung hăng, thậm chí đã bị cảnh sát bắt vì tội lái xe trong tình trạng say rượu.
Có lần cảnh sát ghi nhận nồng độ cồn trong máu ông này cao gấp đôi mức cho phép dù ông khẳng định mình không uống rượu bia. Tuy nhiên, cảnh sát và nhân viên y tế không hề tin.
Sau khi bị bắt, dì của người đàn ông vô tình đọc được một báo cáo về một bệnh nhân ở bang Ohio được điều trị với các triệu chứng tương tự. Thế là hai dì cháu tới phòng khám ở Ohio – nơi các bác sĩ xét nghiệm phân để tìm vi khuẩn lên men. Họ tìm thấy hai dòng nấm men Saccharomyces boulardii và Saccharomyces cerevisiae.
Các bác sĩ cho rằng, người đàn ông mắc hội chứng ABS nên cho ông này ăn đồ ăn chứa carbohydrate. Tám tiếng sau, nồng độ cồn trong máu của bệnh nhân tăng vọt, xấp xỉ mức tối đa cho phép khi lái xe.
Dù được điều trị chống nấm và có chế độ ăn không carbohydrate, bệnh nhân vẫn bị say rượu. Ông đến gặp các bác sĩ nội khoa, tâm lý, thần kinh, tiêu hóa để tìm cách kiểm soát tình trạng say rượu.
Trong giai đoạn này, ông bị say rượu chấn thương đầu nghiêm trọng và nồng độ cồn trong máu lên tới 0,4% - mức độ có thể gây tử vong.
Sau đó, bệnh nhân xin điều trị ở Trung tâm Y tế Đại học Richmond ở New York. Các bác sĩ cho bệnh nhân dùng thuốc kháng sinh và theo dõi ông trong 2 tháng.
Quá trình trị liệu thành công, ruột bệnh nhân sạch bóng vi khuẩn, nấm men. Tuy nhiên, có lần bệnh nhân ăn bánh pizza và uống soda khiến hội chứng ABS quay lại ở mức độ nghiêm trọng.
Sau đó, bệnh nhân được cho dùng men vi sinh để thúc đẩy các lợi khuẩn trong đường ruột phát triển. Dần dần, ông có thể ăn đồ có chứa carbohydrate. Một năm rưỡi sau, ông có thể ăn một miếng bánh pizza mà không sợ say rượu.
Bệnh nhân ABS không thể hoạt động bình thường, và tình trạng say rượu thường xuất hiện sau bữa ăn. Ảnh: Monitech.