Đau dạ dày là gì? Nguyên nhân, triệu chứng và cách chữa tốt nhất
90% người bị đau dạ dày khó có thể thành công trong cuộc sống. Làm thế nào để phát hiện sớm những triệu chứng của bệnh và có cách chữa nhanh chóng, hiệu quả? Câu trả lời sẽ có ngay sau đây.
Đau dạ dày là gì? Người bệnh thường bị đau bên nào?
Đau dạ dày (đau bao tử) - là tình trạng tổn thương tại niêm mạc do các vết loét gây ra. Một số vị trí đau phổ biến: Niêm mạc, hang vị, bờ cong nhỏ, bờ cong lớn, tá tràng.
Nếu thấy các cơn đau tại: thượng vị, giữa bụng và vùng bụng phía trên bên trái, có thể bạn đã bị đau dạ dày.
Đâu là nguyên nhân gây đau dạ dày?
Nguyên nhân chính là do vi khuẩn, nấm… Tuy nhiên, lý do khách quan hàng đầu là bởi những thói quen hàng ngày.
Nguyên nhân xuất phát từ cuộc sống thường ngày
Nếu người bệnh thường xuyên căng thẳng, ăn uống không hợp lý, những cơn đau sẽ sớm xuất hiện, gây ra những phiền phức, khó chịu.
Triệu chứng đau dạ dày và một số dạng bệnh thường gặp
Theo chuyên gia, cơn đau xuất hiện tại các vị trí dạ dày khác nhau báo hiệu những bệnh lý riêng biệt như: Viêm dạ dày cấp - mãn tính, viêm dạ dày tá tràng, trào ngược, viêm dạ dày xung huyết…
Dấu hiệu nhận biết bệnh dạ dày:
- Buồn nôn: Tình trạng kéo dài có thể dẫn đến rách niêm mạc thực quản.
- Khó thở: Áp lực lớn tại đường thực quản sẽ chèn lên khí quản dẫn tới khó thở.
- Đau dạ dày trong đêm: Người bệnh thường có bị đau thượng vị từng cơn, âm ỉ, nóng rát rất khó chịu.
Ngoài ra, chán ăn, ợ hơi, ợ chua… cũng là biểu hiện thường thấy của bệnh. Bên cạnh đó, những cơn đau cũng khiến người bệnh thường xuyên mất ngủ, tinh thần mệt mỏi, sút cân. Về lâu dài, bệnh có thể gây ra nhiều biến chứng khó lường.
Để hạn chế phần nào các triệu chứng của bệnh, người bệnh nên thay đổi thói quen sinh hoạt, thiết lập chế độ ăn hợp lý.
Đau dạ dày nên ăn gì? Kiêng gì?
Người bệnh thường có nhiều băn khoăn về chế độ ăn uống như: Nên ăn hoa quả gì, có nên uống sữa không, nên ăn rau gì...
Các chuyên gia khuyến cáo, người bệnh nên sử dụng hoa quả giàu vitamin A,B,D,K, sắt, kẽm, magie... bổ sung vitamin và khoáng chất giúp tăng đề kháng dạ dày.
Bên cạnh chế độ ăn khoa học, người bệnh nên tìm một phương pháp chữa trị phù hợp, hiệu quả.
Các cách chữa đau dạ dày phổ biến hiện nay
Dùng thuốc dân gian, thuốc tây, thuốc Đông y là 3 phương pháp điều trị thường được người bệnh lựa chọn.
Chữa đau dạ dày không dùng thuốc
Người bệnh có thể áp dụng những cách chữa bệnh từ dân gian như: chữa đau dạ dày bằng chuối xanh, nghệ, mật ong, dừa… Tập yoga...
Lưu ý: Phương pháp này chỉ mang tính chất hỗ trợ, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.
Đau dạ dày uống thuốc gì?
Dưới đây là những nhóm thuốc tây phổ biến được nhiều bác sĩ chỉ định:
- Thuốc ức chế tiết acid dạ dày: bao gồm nhóm ức chế bơm proton – PPI (gồm các dược chất như omeprazole, esomeprazole, rabeprazole…) và nhóm thuốc kháng H2 (gồm các dược chất như cimetidin, ranitidin...)
- Thuốc kháng sinh có chứa: amoxicillin, clarithromycin, metronidazole...
Lưu ý: Cần xin chỉ định của bác sĩ trước khi dùng để tránh những biến chứng không đáng có.
Chữa đau dạ dày bằng thuốc Nam
YHCT ghi chép rất nhiều loại thảo dược có công dụng tốt trong điều trị các bệnh lý về dạ dày:
Những loại thảo dược có công năng chữa đau dạ dày
Ưu điểm của các bài thuốc đông y là tập trung tấn công nguyên nhân gốc rễ gây bệnh, giải quyết các triệu chứng từ gốc, khôi phục chức năng dạ dày, phòng bệnh tái phát hiệu quả.
Nhờ các thành phần thảo dược tự nhiên mà các bài thuốc nam thường đem đến hiệu quả an toàn, từ gốc, không gây tác dụng phụ.
Tuy nhiên, không phải đơn vị nào cũng cung cấp những bài thuốc chất lượng với dược liệu truy xuất rõ nguồn gốc. Do đó, hãy cân nhắc kỹ lưỡng trước khi sử dụng thuốc của bất cứ đơn vị nào.
Dùng thuốc Đông y có một nhược điểm là thời gian dùng thuốc khá lâu. Tuy nhiên, đây chính là khoảng thời gian cần thiết để thuốc ngấm vào cơ thể và phát huy tác dụng. Vì vậy, người bệnh nên kiên trì và tuân theo chỉ định của bác sĩ.
Đau dạ dày ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống sinh hoạt, công việc. Về lâu dài, người bệnh còn phải đối mặt với nhiều biến chứng nguy hiểm. Vì vậy, khi có các triệu chứng như đau thượng vị, buồn nôn, khó tiêu… bạn đọc hãy liên hệ ngay với chuyên gia để được tư vấn và điều trị.